Khi dịch bệnh Covid bùng phát, nó kéo theo những trở ngại và tác động tiêu cực lên nhiều ngành nghề, kể cả ngành thiết kế nội thất. Khi cuộc sống bình thường, người thiết kế có một danh sách dài các khách hàng của mình, nhưng khi giãn cách xã hội, kinh tế khó khăn thì danh sách đó có lẽ đã thay đổi không ít. Bên cạnh đó, người thiết kế nội thất cũng gặp nhiều thách thức mà họ chưa từng đối mặt. Dưới đây là 5 thách thức bất ngờ mà các nhà thiết kế nội thất phải đối mặt trong COVID-19

  1. Làm việc từ xa

Trong tình hình dịch Covid căng thẳng, người thiết kế nội thất có thể phải làm việc tại nhà thay vì làm việc tại công ty. Nhưng dù bạn không có mặt tại phòng thiết kế thì công việc của bạn vẫn tiếp tục. Khi bạn đang tham thiết kế công trình cho khách hàng, dịch bệnh có thể sẽ khiến bạn phải điều chỉnh cách làm việc của mình với khách hàng. Thay vì gặp gỡ trực tiếp với nhà đầu tư, chủ nhà hay với đồng nghiệp thì người thiết kế phải chuyển qua làm việc từ xa, trao đổi thông tin thông qua điện thoại hay trực tuyến. Khi bạn làm việc với khách hàng qua trực tuyến thì bạn vẫn phải tạo được sự chuyên nghiệp của mình. Bạn sẽ có những cuộc họp từ xa bằng các phần mềm như Zoom, đôi khi điều này sẽ không hiệu quả như khi làm việc trực tiếp nhưng bạn buộc phải thích ứng với nó. Thêm vào đó, hãy tạo cho mình một không gian làm việc chuyên nghiệp

  1. Đối phó với sự chậm trễ của các đối tác cung cấp dịch vụ

Nếu bạn đang tham gia vào các dự án thiết kế, có thể khách hàng của bạn vẫn muốn dự án được hoàn thành theo đúng tiến độ hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, người thiết kế nội thất ở trong tình huống khó khăn do các bên cung cấp dịch vụ như đội thi công, xưởng sản xuất, hay cửa hàng nội thất không thể thực hiện được công việc của họ. Các nhà cung cấp có thể không thực hiện được đơn đặt hàng của bạn bởi các phòng làm việc tạm thời đóng cửa theo yêu cầu từ Nhà nước. Tình huống này dẫn đến việc kỳ vọng của khách hàng với bạn có thể bị giảm sút. Bạn cần biết cách làm việc, trao đổi và thuyết phục khách hàng để họ hiểu vấn đề mà bạn đang gặp phải.

  1. Đối mặt với sự kỳ vọng của khách hàng

Khách hàng luôn kỳ vọng rất nhiều vào người thiết kế nội thất. Đôi khi kỳ vọng đó cao ngất ngưởng. Khi việc thiết kế và thi công công trình có thể bị chậm trễ do ảnh hưởng của dịch Covid, bạn không thể đáp ứng được yêu cầu mà họ mong đợi. Đây là lúc bạn phải phát huy khả năng quản lý mong đợi của khách hàng. Có nghĩa rằng dù bạn chưa thực hiện được mong muốn của khách nhưng không có nghĩa là bạn không thực hiện những yêu cầu đó, bạn vẫn hoàn thành công trình cho khách hàng nhưng có thể không đúng tiến độ đề ra ban đầu. Đừng vội hoảng sợ hay nản lòng. Hãy cởi mở và trung thực với nhà đầu tư về những gì đang diễn ra trong ngành, những khó khăn và lý do để họ không quá ngạc nhiên nếu thời gian hoàn thành bị kéo dài.

  1. Thích ứng với nhiều công việc hơn

Do tác động từ dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, sa thải nhân viên nhằm cân bằng và đối phó với những khó khăn do dịch bệnh. Điều này có thể khiến người thiết kế nội thất phải đảm nhiệm thêm nhiều công việc hơn thay cho những người bị nghỉ việc. Bạn không chỉ tham gia vào một quy trình như trước đây mà phải đảm nhận toàn bộ cho các dự án. Nó có thể khiến bạn bị quá tải và là một trong những thách thức bạn phải tập thích nghi. Để giảm bớt căng thẳng, người thiết kế có thể dành thời gian cho bản thân nhiều hơn để có thêm năng lượng giải quyết những vấn đề khiến bạn đau đầu.

  1. Các dòng tiền bị chậm

Dịch bệnh Covid kéo dài có thể khiến cho khách hàng thay đổi ý định hoặc các dự án có thể bị kéo dài lâu hơn so với dự kiến. Điều này có nghĩa là các khoản chi phí sẽ bị chậm thanh toán. Vì vậy, các nhà thiết kế nội thất phải theo dõi dòng tiền và ngân sách của khách hàng chật chẽ. Họ cũng phải xem xét các công việc để đạt được hiểu quả đảm bảo không lãng phí tiền bạc trong tình hình dịch bệnh.

 

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *